Thể Thao 247 - Hướng tới AFF Cup 2018, nhiều khả năng ông Park sẽ chẳng cần đưa những tiền đạo nhập tịch đang có phong độ rất cao ở mùa này như Hoàng Vũ Samson hay Huỳnh Kesley Alves.
Chuyện cầu thủ nhập tịch ở Việt Nam
Bóng đá Việt Nam nhiều năm qua từng chứng kiến những cây săn bàn nước ngoài nhập tịch rất có khát khao được 1 lần khoác áo ĐTQG như Hoàng Vũ Samson, Huỳnh Kesley Alves hay Đỗ Merlo... nhưng mọi ước muốn lên tuyển đều không thành. Sau thành công của thủ môn Việt Kiều Đặng Văn Lâm, câu chuyện cầu thủ nhập tịch lên tuyển tiếp tục nhận được sự chú ý của giới chuyên môn và đông đảo NHM.
V-League 2018 đang đi đến hồi kết, lúc này Hoàng Vũ Samson, cây săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của giải VĐQG Việt Nam vẫn đang bám đuổi người đồng đội của mình ở CLB Hà Nội là Oseni cho danh hiệu Vua phá lưới. Oseni đang sở hữu 16 bàn thắng còn với Samson là 13. Một cầu thủ nhập tịch khác cũng đang có phong độ rất cao lúc này là Huỳnh Kesley. Với 5 bàn và 3 kiến tạo trong giai đoạn cuối của V-League, tiền đạo gốc Brazil đang cùng với Trần Phi Sơn gồng gánh cả CLB TP HCM để cứu vớt mùa giải thảm hại của ông Miura.
Những cầu thủ nhập tịch kể trên luôn muốn cống hiến cho ĐTQG Việt Nam. Nhưng cho dù có chơi bóng ở đẳng cấp cao đến mấy đi nữa, họ cũng chỉ là người ngoài cuộc và khó lòng thỏa ước nguyện bởi lãnh đạo VFF đã tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng "ĐTQG Việt Nam là đại diện cho cả dân tộc nên sẽ phải mang bản sắc Việt Nam. Cầu thủ Việt Nam phải nói tiếng Việt và có ông, bà, bố mẹ là người Việt".
Các cầu thủ nhập tịch thì khao khát được lên tuyển để cống hiến, những đời HLV tiền nhiệm như ông Miura hay Hữu Thắng cũng từng bày tỏ mong muốn có các cầu thủ nhập tịch trên đội tuyển, nhưng vì hai từ "bản sắc" nên ĐTVN những năm qua không có cầu thủ nhập tịch. Đến khi chứng kiến ĐTVN không thành công ở các giải khu vực, NHM lại càng bày tỏ sự mong mỏi về cầu thủ nhập tịch nhiều hơn.
HLV Park cũng sẽ nói KHÔNG với cầu thủ nhập tịch ở AFF Cup 2018?
Những mùa giải trước đây, V-League chứng kiến một sự lệ thuộc đáng kể vào hệ thống cầu thủ ngoại. Song tấu Ngoại binh+Nhập tịch trở thành cỗ máy làm bàn chủ lực cho các CLB và song tấu đó thường xuyên đứng đầu danh sách ghi bàn mỗi khi mùa giải khép lại.
Năm 2018, sự xuất hiện của lứa cầu thủ U23, lứa cầu thủ được truyền thông châu Á đánh giá là "thế hệ vàng" của BĐVN đã đánh dấu một cột mốc lịch sử: Sau hơn 15 năm, sự lệ thuộc của V-League vào các tiền đạo ngoại đã bị phá vỡ. Bởi năm 2018, V-League là giải đấu của riêng nội binh.
Sau vòng 23 V-League 2018, con số 16 bàn ghi được của Oseni không phản ánh được một thực tại tích cực rằng: Tầm ảnh hưởng của các tiền đạo nội V-League đã tăng lên đáng kể. Oseni là cây săn bàn chủ lực của CLB Hà Nội, nhưng ở 6 CLB khác, những cỗ máy săn bàn chủ lực lại là những cầu thủ Việt Nam chính gốc. Họ có ông, bà, bố mẹ đều là người Việt Nam.
Ở SHB Đà Nẵng, Hà Đức Chinh là đầu tàu với 9 pha lập công. HAGL trong giai đoạn khủng hoảng lúc này lại đang sống bằng hơi thở của Nguyễn Công Phượng (11 bàn). Phan Văn Đức tiếp tục là niềm hy vọng của SLNA (9 bàn), đội đang xếp thứ 4 trên BXH lúc này. Đấy là chưa kể Bình Dương còn có một Tiến Linh đang dần thay thế hình bóng của huyền thoại Anh Đức (12 bàn).
Tại Hải Phòng, Đình Bảo đang cạnh tranh sòng phẳng với Andre Fagan về thành tích ghi bàn (7 bàn). Còn đối với nhà cựu vô địch Quảng Nam, trong một mùa giải mà ngoại binh đi xuống, đội trưởng Đinh Thanh Trung vẫn thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình trong lối chơi và cả số bàn thắng (6 bàn).
Chỉ còn 2 ngày nữa, HLV Park sẽ trở lại Việt Nam để chuẩn bị lên danh sách tuyển quân (ngày 27/9). Chứng kiến một V-League thay da đổi thịt như vậy, liệu ông Park có còn tâm trí nghĩ đến cầu thủ nhập tịch nữa hay không?
Ngoại trừ Đình Bảo, phần đông các cầu thủ kể trên đều là học trò của ông thầy Hàn Quốc tại các đội tuyển. Nổi bật trong đó là Công Phượng, là Đức Chinh hay Văn Đức. Riêng với Nguyễn Tiến Linh, cầu thủ mà HLV Park đã phải đắn đo khi quyết định cho ở nhà xem ASIAD 18 chắc chắn sẽ được ông thầy người Hàn trao cơ hội ở AFF Cup lần này, vì đó chính là sự công bằng của bóng đá.
>>> Thống kê danh sách ghi bàn, kiến tạo V-League 2018: Sự thay da đổi thịt của cầu thủ Việt Nam
>>> Xem thêm: Kế hoạch, lịch trình tập trung của ĐTQG Việt Nam cho AFF Cup 2018
Lịch thi đấu
Bảng A | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 4 | 4 | 0 | 0 | 14 | 12 |
2 | 4 | 2 | 1 | 1 | 2 | 7 |
3 | 4 | 1 | 2 | 1 | 0 | 5 |
4 | 4 | 1 | 1 | 2 | -1 | 4 |
5 | 4 | 0 | 0 | 4 | -15 | 0 |
Bảng B | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 4 | 3 | 1 | 0 | 9 | 10 |
2 | 4 | 1 | 3 | 0 | 1 | 6 |
3 | 4 | 1 | 1 | 2 | -1 | 4 |
4 | 4 | 1 | 1 | 2 | -5 | 4 |
5 | 4 | 0 | 2 | 2 | -4 | 2 |
# Tên cầu thủ | Bàn thắng | Kiến tạo | |
---|---|---|---|
4 | 5 | ||
4 | 2 | ||
4 | 1 | ||
4 | 0 |